• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

78190
Tổng số truy cập:78190
Khách đang online: 117
Làm sao để thăng tiến lên Quản lý sản xuất?
Ngày đăng tin: 25/12/2021 16:26

Thăng tiến lên Quản lý sản xuất là một bước tiến lớn trong sự nghiệp không chỉ vì "quyền lực" hiện tại mà còn tạo tiền đề để bạn phát triển lên các vị trí cao hơn. Để có cơ hội đảm nhận vị trí Quản lý sản xuất, bạn cần trang bị cho mình những gì? Câu trả lời sẽ được Cevn chia sẻ chi tiết trong bài viết.

Một Quản lý sản xuất chịu trách nhiệm giám sát và nâng cao hiệu quả của dây chuyền sản xuất, của công nhân. Các Quản lý sản xuất luôn tìm cách cải thiện hiệu suất công việc, đánh giá năng suất của tất cả các thiết bị, của các tổ, cá nhân, từ đó đạt mục tiêu sản xuất và duy trì chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn được đề ra từ trước.
 

Quản lý sản xuất là công việc nhiều bạn trẻ mơ ước
 
Phương pháp để thăng tiến lên Quản lý sản xuất
 
Trở thành Quản lý sản xuất đòi hỏi bạn phải có nhiều năm chuẩn bị cả về bằng cấp, học vấn đến kinh nghiệm và kỹ năng. Muốn thăng tiến lên Quản lý sản xuất, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:
 
1. Học lấy bằng cấp phù hợp
 
Quản lý sản xuất không chỉ là những công nhân lành nghề, những người đã làm việc lâu năm mà điều quan trọng là phải có bằng cấp, chuyên ngành phù hợp, có kiến thức về toán học, công nghệ cũng như về quản lý. Các chuyên ngành phù hợp làm Quản lý sản xuất có thể là các ngành kỹ thuật, quản trị kinh doanh, kỹ thuật hệ thống công nghiệp, v.v. Nhiều Quản lý sản xuất có thể học kỹ thuật nhưng sau đó tham dự thêm nhiều khóa về quản trị kinh doanh để học thêm về kỹ năng quản lý và lãnh đạo hiệu quả.
 
Ngoài ra, bạn cũng nên cố gắng hoàn thành các chứng chỉ kỹ thuật và sản xuất, không chỉ để thăng tiến lên Quản lý sản xuất mà còn rất hữu ích để bạn tiến xa hơn, chẳng hạn như đảm nhiệm vai trò Giám đốc sản xuất trong tương lai. Trên thực tế, có những Quản lý sản xuất không thực sự có bằng cấp liên quan (làm trái ngành) nhưng trường hợp này rất ít và họ phải cực kỳ xuất sắc.
 
2. Có kinh nghiệm làm việc từ 4 - 6 năm trở lên
 
Quản lý sản xuất phải là một người có kinh nghiệm vì môi trường làm việc của vị trí này rất đặc thù. Nếu không quen thuộc với cách vận hành của môi trường công nghiệp trong nhà máy, xí nghiệp thì bạn thậm chí sẽ không hiểu được những điều cơ bản, không nói đến tìm cách quản lý, vận hành nó hiệu quả nhất, theo cách tối ưu nhất. Trung bình, một người muốn thăng tiến lên Quản lý sản xuất sẽ mất từ 4 - 6 năm nhưng cũng có những người nhanh hơn hoặc lâu hơn, tất cả phụ thuộc vào năng lực của bạn.
 

Những tiêu chí quan trọng để trở thành Quản lý sản xuất
 
3. Rèn luyện các kỹ năng cần thiết
 
Người giỏi nghiệp vụ chưa chắc đã làm Quản lý sản xuất được, trong khi những ai làm trong vai trò này đều thành thạo các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm như:
  • Kỹ năng kỹ thuật: Các Quản lý sản xuất sử dụng các kỹ năng kỹ thuật để đánh giá và cải thiện chức năng tổng thể của quá trình sản xuất. Sự am hiểu với thiết bị kỹ thuật và khả năng học hỏi công nghệ mới nhanh chóng là rất quan trọng trong vai trò này.
  • Khả năng lãnh đạo: Điều khác biệt lớn nhất giữa các vai trò công nhân, tổ trưởng hay giám sát sản xuất với Quản lý sản xuất là người quản lý có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc, có thể bao quát tất cả hoạt động, nhận thức được vấn đề và giải quyết, đồng thời tạo động lực, thúc đẩy công nhân viên làm việc hiệu quả.
  • Kỹ năng tổ chức, sắp xếp công việc: Công việc của Quản lý sản xuất bận rộn, trong khi vai trò này cũng chưa có đội ngũ trợ lý hỗ trợ chuyên nghiệp như Giám đốc sản xuất nên bạn cần biết cách quản lý thời gian, tổ chức và sắp xếp công việc hợp lý.
  • Giải quyết vấn đề: Khi một doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoặc khắc phục một vấn đề trên dây chuyền sản xuất, họ thường tìm hiểu từ các Quản lý sản xuất. Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả Quản lý sản xuất.
Để thăng tiến lên Quản lý sản xuất, bạn có thể được thăng chức hoặc ứng tuyển sang các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng. Cơ hội xin việc thành công của bạn chỉ được đảm bảo sau khi bạn đã hoàn thành chương trình học cần thiết và trau dồi đủ kinh nghiệm. Chuẩn bị một bản CV xin việc thật ấn tượng với những thành tích tốt trong công việc cũng như làm nổi bật bản thân như một ứng viên sáng giá, am hiểu về quay trình sản xuất công nghiệp trong cuộc phỏng vấn là cách để bạn nắm chắc vị trí Quản lý sản xuất.
Số lượt đọc: 361 -