• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111612
Tổng số truy cập:111612
Khách đang online: 77
Các kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử với cấp trên
Ngày đăng tin: 29/04/2020 21:10

Kỹ năng mềm là gì?

Kỹ năng mềm là kỹ năng thuộc về tính cách của con người, không có tính chuyên môn, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết hay không.

Bạn có phải là một người tận tâm, giao tiếp khéo léo không? Bạn giải quyết các vấn đề có hiệu quả không? Đây chính là các dạng câu hỏi thường dùng để xác định mức độ kỹ năng mềm trong giao tiếp của bạn.

Kỹ năng mềm tốt giúp bạn trở nên nổi bật hơn trong mắt người xung quanh

Nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp

1. Giao tiếp cùng thái độ chân thành

Chân thành là một trong những yếu tố giúp lời nói của bạn nói ra được nhìn nhận và đánh giá cao. Sự chân thành sẽ làm cho cấp trên cảm thấy trân trọng, sự quan tâm của bạn dành cho họ. Điều này giúp bạn nhận được sự tin tưởng của sếp mình hơn.

2. Tôn trọng người đang nói chuyện với mình

Trong quá trình nói chuyện, tương tác bạn cố gắng đừng ngắt lời của người khác còn nếu bắt buộc phải ngắt lời thì bạn hãy xin phép trước. Ngoài ra, bạn nên nói chuyện ngắn gọn, đủ ý tránh nói dài dòng, lan man sẽ làm người nghe khó chịu.

3. Giữ khoảng cách vừa phải khi nói chuyện

Khi nói chuyện với sếp của mình bạn không nên đứng quá xa hay quá gần. Nếu bạn đứng quá xa sếp sẽ cho là bạn thiếu tôn trọng còn nếu bạn đứng quá gần thì bạn lại là người đang “soi” sếp. Bạn hãy giữ khoảng cách vừa phải trong từng hoàn cảnh cụ thể để ứng xử sao cho phù hợp.

4. Kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp

Một trong những nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp quan trọng đó là bạn hãy học cách kiểm soát cảm xúc của mình. Bạn thể hiện cảm xúc thái quá sẽ làm bạn mất điểm khi giao tiếp. Do đó, bạn nên lưu ý điều này.


Biểu đạt cảm xúc một cách vừa phải khi giao tiếp


3 kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử với cấp trên

1. Chuẩn bị trước khi nói chuyện

Trước khi bạn nói chuyện bạn hãy chuẩn bị trước các nội dung thông tin, vấn đề cần thiết trước khi trao đổi với sếp của mình. Lý do là sếp sẽ không có thời gian để nghe bạn nói những thông tin sáo rỗng và vô nghĩa. Ngoài ra, chuẩn bị nội dung trước khi nói chuyện giúp bạn tự tin hơn khi trao đổi công việc với cấp trên của mình.

2. Giữ khoảng cách phù hợp với sếp khi nói chuyện

Tưởng chừng đây là điều dễ dàng với các nhân viên nhưng không phải vị sếp nào cũng thích nói chuyện kiểu gần gũi thân tình. Các vị sếp có thể là người chỉ muốn tập trung vào công việc mà không quan tâm đến những câu chuyện ngoài lề vì vậy khi có sếp bạn đừng vội vàng làm thân. Bạn sẽ biết cấp trên của mình là người như thế nào sau một thời gian làm việc để từ đó khéo léo điều chỉnh cách giao tiếp sao cho phù hợp.  

3. Tiếp thu phê bình

Trong quá trình làm việc chắc hẳn sếp sẽ không hài lòng với bạn về một số vấn đề trong công việc. Là một nhân viên bạn nên tiếp thu mọi lời phê bình từ sếp, không nên vội vàng giải thích ngay lúc đó mà hãy chọn thời điểm thích hợp để giải thích sau. Bởi vì nếu như bạn trình bày ngay lúc đó sẽ chỉ làm mất điểm thêm và sếp sẽ nghĩ bạn là người bảo thủ không chịu tiếp thu.

Hãy học cách tiếp thu những lời phê bình từ cấp trên nhé

Những điều cần tránh trong giao tiếp ứng xử với cấp trên

Trong quá trình nói chuyện với người đối diện bạn nên tránh những điều sau:

  • Không được nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu luồng suy nghĩ của người đó.
  • Không nói rõ ràng, giải thích đầy đủ làm cho người nghe cảm thấy khó hiểu hoặc khó hiểu ý của bạn muốn nói.
  • Nói sai chủ đề, không tập trung đến điều muốn nói.
  • Tỏ vẻ hiểu biết sâu rộng, khoe khoang.
  • Thì thầm với một số người trong đám đông.
  • Xen thêm những câu nước ngoài trong câu nói của mình.
  • Dùng từ đệm không cần thiết.

Trên đây là những kỹ năng mềm trong giao tiếp ứng xử với cấp trên. Qua bài viết này, Cevn.com.vn hy vọng bạn đọc biết cách kiểm soát lời nói của mình sao cho phù hợp khi nói chuyện với cấp trên.

Số lượt đọc: 1407 -