• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

74757
Tổng số truy cập:74757
Khách đang online: 39
6 kỹ năng vàng một kiến trúc sư cần có
Ngày đăng tin: 18/10/2019 14:24

Nếu bạn phát triển 6 kỹ năng vàng sau đây, có nghĩa là bạn đang đi đúng hướng trên con đường trở thành một kiến trúc sư giỏi, kỹ năng là một quá trình rèn luyện lâu dài, hãy luôn biết cách rèn luyện kỹ năng của mình để trở thành một kiến trúc sư giỏi.

1. Giao tiếp tốt

Khi được hỏi về kỹ năng quan trọng của nghề kiến trúc sư, người ta thường xem xét đến một số kỹ năng rõ ràng hơn, được gọi là kỹ năng mềm. Hầu hết mọi người đều cần nắm vững nhiều kỹ năng mềm để thành công trong sự nghiệp.

Một trong những kỹ năng mềm quan trọng hơn cả là kỹ năng giao tiếp tốt. Giao tiếp cấu tạo nên sức mạnh cho mọi ngành nghề bạn làm việc. Kiến trúc sư cần có khả năng trình bày tâm nhìn và giao tiếp với các bên liên quan. Kỹ năng này đặc biệt cần thiết khi họ làm việc theo nhóm để phối hợp với nhau một cách hiệu quả. Giao tiếp tốt không chỉ là một kỹ năng vàng mà mỗi người kiến trúc sư phải có, mà cũng là tố chất của kiến trúc sư rất quan trọng mà mỗi người kiến trúc sư phải luôn cố gắng, rèn luyện cho mình thật tốt kỹ năng này.

2. Kiến thức về pháp luật

Là một kiến trúc sư, một chút kiến thức về khung pháp lý cho cơ sở hạ tầng là vô cùng quan trọng. Quy chuẩn xây dựng và Luật xây dựng sẽ ảnh hưởng đến kiến trúc bạn thiết kế và cách bạn thiết kế. Có thể bạn cần lên tiếng nhắc nhở các thành viên khác trong nhóm về luật pháp khi chuẩn bị làm việc với thiết kế mới.

Luôn cập nhật kiến thức pháp lý sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc của bạn. Không có gì tồi tệ hơn việc phải vẽ lại bản thiết kế vì Quy chuẩn xây dựng đã thay đổi.

3. Kiến thức toán học

Nhiều kiến trúc sự bị thu hút với phần hoạt động thiết kế. Bạn có thể tưởng tượng được công việc này cần nhiều sự khéo léo và tính nghệ thuật hơn sơ với kỹ sư hay công nhân xây dựng. Tuy nhiên, kiến thức toán học vững vàng vẫn rất cần thiết. Thiết kế của bạn cần dựa trên cơ sở đo lường chính xác và tỷ lệ thích hợp nếu muốn bản thiết kế được triển khai trên thực tế.

Toán học có lẽ không phải môn học bạn yêu thích những nếu cố gắng học tập thì chắc chắn bạn sẽ cải thiện được nếu có ước mơ trở thành một kiến trúc sư tài ba.

4. Kiến thức về kỹ thuật

Giống như vai trò của toán học, bạn cũng cần hiểu biết về kỹ thuật. Một số thiết kế có thể phức tạp hơn so với thiết kế khác, nhưng bạn vẫn cần căn cứ vào thực tế. Nên biết rằng những thứ khả thi trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc thiết kế có thể về mặt khác sẽ không được thông qua trong các cuộc họp nhóm.

Mặc dù các đồng nghiệp kỹ sư vẫn cần định hướng để bạn có những bản thiết kế tốt hơn nhưng một chút kiến thức sơ bộ về các nguyên tắc kỹ thuật sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.

5. Kiến thức về mỹ thuật

Bạn không cần sẽ sáng tác ra bức  “Mona Lisa” thứ hai nhưng bạn vẫn cần có ít nhiều khả năng về mỹ thuật, hội họa nếu muốn thành công trên con đường trở thành kiến trúc sư tài ba.

Khả năng hội họa thể hiện ở việc bạn vẽ trên giấy hoặc đưa cọ vẽ trên bức vẽ. Hầu hết kiến trúc sự đều có khả năng hình dung công trình họ đang thiết kế, ngay cả khi không có bản phác thảo. Khả năng này bao gồm yếu tố tư duy trừu tượng vì bạn đang tưởng tượng một thứ ngay khi chúng chưa tồn tại

6. Kỹ năng lãnh đạo

Là một kiến trúc sư, bạn có thể là người dẫn dắt nhóm thiết kế và hợp tác với nhiều người khác. Một số người thậm chí còn chỉ đạo tầm nhìn cho dự án mới. Bạn có thể sẽ quản lý một vài thành viên trong nhóm khi chuyển từ thiết kế sơ lược ban đầu sang bản thiết kế chi tiết để triển khai.

Nếu bạn phát triển khả năng lãnh đạo cùng với những kỹ năng khác kể trên có nghĩa là bạn đang ươm mầm để trở thành một kiến trúc sư thành công trong tương lai.

Cũng giống như việc làm kiến trúc sư, công việc của nhân viên thiết kế đồ họa cũng có những yêu cầu về kỹ năng cơ bản như trên, bởi một nhân viên thiết kế đồ họa cũng có yêu cầu về kỹ năng kiến thức mỹ thuật, về kỹ thuật cũng như toán học, cũng là những người sáng tạo nghệ thuật, vậy nên nếu bạn cũng đang là một nhân viên thiết kế đồ họa thì cũng đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Còn đối với các bạn ứng viên đang nộp cv xin việc ứng tuyển vào vị trí này thì chắc chắn đây cũng là bài viết bổ ích với bạn, các nhà tuyển dụng rất quan tâm tới các kỹ năng của các ứng viên, vị trí công việc kiến trúc sư cũng vậy, nếu như trong cv xin việc của bạn có được những kỹ năng này chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá rất cao bạn đó.

 

Số lượt đọc: 908 -