• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

66649
Tổng số truy cập:66649
Khách đang online: 339
Vượt "bẫy" khi phỏng vấn tìm việc
Ngày đăng tin: 15/06/2020 21:06

Joyce Lain Kennedy, một chuyên gia trong lĩnh vực phỏng vấn và đã từng phỏng rất nhiều ứng viên đã tiết lộ 10 câu hỏi có tính chất “bẫy” mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng nhằm “đỡ mất thời gian để loại những ứng viên không đủ năng lực”.

Câu 1: Tại sao bạn vẫn thất nghiệp trong thời gian dài và rất nhiều người bị sa thải?
 
Câu hỏi này có thể được hỏi một cách ngắn gọn hơn là “Tại sao bạn bị sa thải?”. Đây là một câu hỏi mà nhà tuyển dụng đang cố gắng để tìm hiểu điểm yếu của ứng viên mà tại công ty cũ hoặc những nhà tuyển dụng khác đã phát hiện ra.
 
Nhiều ứng viên thường đổ lỗi cho công ty cũ hoặc do tình trạng suy thoái kinh tế, cắt giảm ngân sách đã khiến nhiều công ty cắt giảm nhân viên.
 
Trong trường hợp này, Kennedy khuyên bạn thay vì trả lời một cách trực tiếp bạn có thể trả lời “Tôi không rõ lý do. Tôi vẫn luôn là một nhân viên tuyệt vời, người luôn tạo ra giá trị lớn hơn cho công ty so với đồng lương đã được trả.
 
Câu 2: Nếu đang có một công việc, làm thế nào bạn có thể quản lý được thời gian cho các cuộc phỏng vấn?
 
Ý nghĩa thực sự của câu hỏi này là nhà tuyển dụng muốn biết xem liệu bạn có đang nói dối hay “lừa” nhà tuyển dụng trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội một công việc khác hay không? Nếu mắc phải bẫy này người phỏng vấn sẽ nghĩ “Nếu bạn đang lừa dối ông chủ hiện tại của mình thì chẳng có lý do gì sau này bạn sẽ tiếp tục lừa dối”.
 
Trong trường hợp này, hãy cố gắng nhấn mạnh lý do tại sao bạn quan tâm tới vị trí đang hướng tới bằng cách khẳng định đang giành thời gian và tâm huyết để có được vị trí mình mong muốn.
 
Câu 3: Bạn đã chuẩn bị những gì cho lần phỏng vấn này?
 
Mục đích cho câu hỏi này là để giải mã mức độ quan tâm của bạn về vị trí tuyển dụng.
 
Cách trả lời tốt nhất trong trường hợp này là “Tôi rất muốn có công việc này và dĩ nhiên tôi đã bắt đầu nghiên cứu về công việc cũng như công ty thông qua nhiều kênh thông tin như website của công ty”.
 
Việc bạn thể hiện sự hiểu biết về vị trí công việc cũng như về nơi mình có thể làm việc sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn thật sự nghiêm túc và chân thành muốn cống hiến cho công ty.
 
Câu 4: Bạn có biết một ai đó trong công ty chúng tôi hay không?
 
Đây thực sự là một câu hỏi khó vì hầu hết người được phỏng vấn nghĩ rằng biết bất cứ ai trong công ty sẽ là một điều tốt. Tuy nhiên, bạn hãy nghĩ tới câu danh ngôn “hãy cho tôi biết về những người bạn của bạn, tôi sẽ nói bạn là người thế nào”.
 
Trong trường hợp này, trừ khi bạn biết rất rõ về 1 người có những đóng góp tích cực cho công ty thì hãy kể ra nếu không, tốt nhất là nên im lặng.
 
Câu hỏi 5: Đâu là nơi bạn thực sự muốn làm việc?
 
Đừng bao giờ nói rằng bạn sẽ chọn vào công ty nào khác hơn nơi bạn đang phỏng vấn. Kể về công việc và công ty bạn đang được phỏng vấn.
 
Cách tốt nhất là nên khẳng định một cách dứt khoát rằng, ”Đây là nơi tôi muốn làm việc và công việc này là tất cả những gì tôi muốn”.
 
Câu 6: Hãy kể về những lỗi lầm của đồng nghiệp hay ông chủ cũ của bạn.
 
Bạn tuyệt đối không được rơi vào bẫy này hay thao thao bất tuyệt kể về bản thân vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn có thể là nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ trong tương lai.
 
Kennedy khuyên bạn nên thể hiện một “trí nhớ kém cỏi” khi được dò hỏi những câu chuyện về quá khứ. Hãy ngập ngừng 1 lát sau đó nói rằng, bạn không nhớ bất cứ điều gì đặc biệt. Thay vì chê bai, bạn hãy khéo léo khen ngợi những con người nơi đã từng làm việc. Điều này sẽ khiến bạn ghi điểm về mặt ứng xử với đồng nghiệp sau này.

Câu 7: Hãy kể về cách bạn xử lý một tình huống trong công việc?
 
Đây là một câu hỏi cơ bản nhất và thường được dự đoán trước. Nhưng không phải ai cũng có thể phản ứng một cách khôn ngoan khi đối mặt và điều đó khiến bạn bỏ lỡ cơ hội để làm nổi bật các kỹ năng tốt nhất của mình.
 
Hãy luôn lưu tâm tới câu hỏi này, chuẩn bị sẵn một tình huống mà bạn có cách giải quyết tối ưu để có thể “kể công” với nhà tuyển dụng.
 
Câu 8: Hãy kể về những lần sai lầm của bạn?
 
Đây là một “bãi mìn” thực sự. Một câu hỏi khác sẽ được nhà tuyển dụng “gài” trong câu hỏi này là liệu bạn đã biết rút ra bài học từ những sai lầm hay vẫn sẽ tiếp tục lặp lại những lỗi lầm tương tự.
 
Nếu bạn liệt kê một danh sách dài lê thê các lỗi lầm gần như chắc chắn bạn sẽ bị loại cho dù sau đó bạn có thanh minh ra sao. Cách tốt hơn cả là dành một khoảng thời gian ngắn để đề cập tới một lỗi “nhỏ” và nêu rõ bài học mình đã rút ra được từ sai lầm đó.
 
Câu 9: So sánh vị trí hiện tại với các vị trí tương đương tại các công ty khác mà bạn đang nộp hồ sơ?
 
Mục đích của câu hỏi là để nhà tuyển dụng tính toán sự cạnh tranh trên thị trường qua đó “mặc cả” với người được tuyển dụng.
 
Trong trường hợp này, bạn có thể trả lời một cách chung chung và nói rằng, bạn tôn trọng bí mật của bất kỳ tổ chức nào để từ chối một cách khéo léo. Nếu chủ động hơn, ứng viên có thể xác nhận đã nhận được một vị trí tại một công ty khác nhằm tăng giá trị bản thân. Tuy nhiên, bạn luôn phải nhấn mạnh với nhà tuyển dụng hiện tại rằng “Đây mới thực sự là vị trí tôi muốn hướng tới”.

Câu 10: Nếu bất ngờ trúng vé số với số tiền lớn, bạn sẽ tiếp tục làm việc?
 
Một câu hỏi tưởng như đùa nhưng vẫn khá nhiều nhà tuyển dụng đặt ra nhằm tìm hiểu động lực cũng như đạo đức làm việc của ứng viên.
 
Hãy thừa nhận rằng bạn sẽ rất vui nếu đột nhiên có một khoản tiền “trên trời rơi xuống” nhưng phải khẳng định công việc hiện tại luôn có ý nghĩa lớn vì điều đó mang lại hạnh phúc cho bạn.
 
Cuối cùng, nếu tại bất kỳ thời điểm nào của cuộc phỏng vấn, bạn không chắc chắn hoặc mất cảnh giác với câu hỏi, cũng đừng hoảng sợ. Hãy cố gắng làm chệch hướng câu hỏi bằng cách nói rằng bạn cần thời gian để nghiền ngẫm kỹ hơn và sau khi bình tĩnh trở lại thì hãy trả lời. Nếu vẫn không tìm được câu trả lời hoặc không thể đoán định được ý định của nhà tuyển dụng, hãy tỏ ra là một người trung thực.
 
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là những gợi ý và bạn hoàn toàn có thể làm tốt hơn thế bằng việc thể hiện sự hiểu biết, thái độ chân thành cũng như tinh thần cầu thị với nhà tuyển dụng.
Số lượt đọc: 382 -