• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

78176
Tổng số truy cập:78176
Khách đang online: 150
Tỉ mỉ, cẩn thận: tầm quan trọng và cách cải thiện hiệu quả
Ngày đăng tin: 24/01/2021 22:22

Chú ý đến chi tiết: tầm quan trọng và cách cải thiện
 
Nhìn vào phần yêu cầu trong hầu hết các tin đăng tuyển dụng, bạn có thể thấy chú ý đến chi tiết là một kỹ năng thiết yếu mà nhà tuyển dụng mong muốn nhìn thấy ở ứng viên. Điều này đặt ra các câu hỏi: Tại sao chú ý đến chi tiết lại quan trọng trong công việc? Bạn có phải là người chú ý đến chi tiết là gì và làm cách nào để cải thiện kỹ năng này? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.
 
Vì sao chú ý đến chi tiết lại quan trọng?
 
Tạo ra kết quả tốt hơn
 
Chú ý đến chi tiết là điều quan trọng nhất để tạo ra kết quả tốt hơn. Người chú ý đến chi tiết ít có khả năng mắc lỗi hoặc sai sót trong công việc. Họ đảm bảo tạo ra sản phẩm tốt nhất bằng cách không để lỗi xảy ra và cũng không chấp nhận các sản phẩm dưới mức tiêu chuẩn. Vì vậy, trong trường hợp này, chất lượng công việc mà họ làm sẽ cao hơn đồng nghiệp khác – những người thiếu quan tâm đến chi tiết.
 
Tránh các sai sót làm ảnh hưởng đến công ty
 
Không phải mọi công việc hay mọi công ty đều có nguy cơ bị thiệt hại nặng nề chỉ vì một lỗi nhỏ. Tuy nhiên, quên đính kèm tệp trong email quan trọng, đặt sai dấu chấm câu, lỗi chính tả hay tính toán cũng có thể gây nhầm lẫn và dẫn đến hậu quả đáng kể. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu được giá trị của sự chú ý đến chi tiết.
 
Bạn có phải là người chú ý đến chi tiết?
 
Bạn sẽ là người chú ý đến chi tiết nếu có các biểu hiện sau:
 
Thích quan sát
 
Quan sát là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của một người chú ý đến chi tiết. Nếu bạn chú ý đến chi tiết, bạn thường chú ý đến những thứ mà người khác sẽ không quan tâm đến.
 
Khi nói chuyện với ai đó, bạn có thể chú ý nhiều hơn đến cử chỉ phi ngôn ngữ của họ, chẳng hạn như biểu hiện trên khuôn mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể của họ.
 
Người quan sát cũng có xu hướng đào sâu vào các vấn đề. Thay vì nhanh chóng đưa ra giải pháp, bạn sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra các cách xử lý mang tính lâu dài. Khi gặp sự cố, bạn hỏi ý kiến của tất cả các thành viên trong nhóm, sau đó cẩn thận xem xét câu trả lời của họ và suy nghĩ về các kết quả tiềm năng trước khi đưa ra câu trả lời.  
 
Luôn kiểm tra nhiều lần
 
Nếu là người chú ý đến chi tiết, bạn sẽ luôn luôn kiểm tra mọi thứ không chỉ một mà rất nhiều lần. Việc kiểm tra cẩn thận này có thể đôi khi khiến bạn chậm lại, tuy nhiên nó cũng làm giảm nguy cơ sai sót. Điều này rất cần thiết trong các lĩnh vực mà bạn chỉ có một cơ hội để hoàn thành nhiệm vụ như kỹ thuật. Chẳng hạn như một y tá cần kiểm tra lại liều lượng thuốc trước khi dùng hay người thợ mộc phải đo lại hai lần trước khi cắt gỗ.
 
Đặt các câu hỏi tư duy phản biện
 
Những người có định hướng chi tiết thường tự hỏi mình những câu hỏi tư duy phản biện, cho dù họ đang làm công việc của mình hay đánh giá công việc của người khác. Họ thích tìm kiếm những lỗ hổng hoặc sự thiếu logic trong các câu chuyện và cách để đơn giản hóa các quy trình phức tạp. Họ thích đặt câu hỏi để làm cho hệ thống hiệu quả hơn, để tìm ra sự thật và tìm các phần còn thiếu của một phương trình. Họ muốn biết tại sao mọi thứ lại xảy ra như vậy mà không đưa ra bất kỳ giả định nào trước đó.
 
Người chú ý đến chi tiết luôn chuẩn bị trước các cuộc họp, họ lên kế hoạch trước cho công việc và thiết lập các mốc thời gian hợp lý. Họ hiểu rằng lập kế hoạch sẽ giúp bản thân và đội nhóm của họ thành công. Xác định các rào cản tiềm năng, thực hiện các nghiên cứu cần thiết và lên chiến lược trước khi bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ giúp loại bỏ các nguy cơ tiềm ẩn và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.
 
Cung cấp các sản phẩm chất lượng
 
Không có gì ngạc nhiên khi những người chú ý đến chi tiết đều có tiêu chuẩn rất cao. Đó là bởi vì họ biết kết quả họ đưa ra là sự phản ánh trực tiếp thương hiệu của họ. Khi bạn liên tục tạo ra một sản phẩm tuyệt vời, mọi người biết rằng họ có thể dựa vào bạn để hoàn thành công việc và quan trọng hơn là đạt được kết quả cao nhất. Không chấp nhận cho đến khi mọi thứ vừa ý có nghĩa là bạn đang cung cấp một sản phẩm mà bạn cảm thấy tốt nhất.
 
Làm thế nào để cải thiện kỹ năng chú ý đến chi tiết trong công việc?
 
Trong khi ở một số người thì chú ý đến chi tiết là đặc điểm bẩm sinh thì có những người khác cần nỗ lực để phát triển kỹ năng này. Thực hiện theo các bước sau sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng chú ý đến chi tiết khi làm việc.
 
Chắc chắn rằng bạn hiểu rõ mọi thứ
 
Một trong những điều đầu tiên bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng chú ý đến chi tiết là nâng cao kỹ năng giao tiếp, cụ thể là tập trung lắng nghe mọi người. Tránh giả định, lặp lại các mong đợi về nhiệm vụ được giao hoặc làm rõ những điều thắc mắc. Tránh hiểu sai thông tin sẽ giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn và hoàn thành công việc chính xác hơn.
 
Sử dụng các công cụ quản lý công việc
 
Một cách khác có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng chú ý chi tiết trong công việc là sử dụng các công cụ quản lý công việc. Lên lịch, lập kế hoạch, tạo danh sách việc ưu tiên và thời hạn hoàn thành sẽ giúp bạn tránh bỏ lỡ các deadline quan trọng. Bạn cũng có thể thử ghi chú thêm những yếu tố cần có ở mỗi nhiệm vụ để đảm bảo bạn không bỏ lỡ hoặc quên các chi tiết nhỏ.

Chia các dự án lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn
 
Chia các dự án lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn giúp dự án dễ quản lý hơn và cũng có thể giúp bạn tập trung vào các chi tiết cụ thể cần thiết. Khi chắc chắn rằng mình đã bao gồm tất cả các chi tiết cần thiết của một nhiệm vụ, bạn có thể chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng công việc và giảm các lỗi dù là nhỏ nhất.
 
Xem xét cẩn thận
 
Một cách khác để giảm lỗi là xem xét công việc của bạn một cách cẩn thận trước khi gửi đi. Dành thời gian để rà soát lại các lỗi nhỏ cho thấy bạn quan tâm đến tính chính xác và có thể giúp tiết kiệm thời gian chỉnh sửa trong tương lai.
 
Thư giãn một chút trước khi gửi
 
Khi dành nhiều thời gian để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể, bạn có thể dễ dàng bỏ lỡ các chi tiết hoặc mắc các lỗi nhỏ. Nghỉ ngơi một chút trước khi gửi đi sẽ giúp bạn định thần lại. Khi trở lại sau giờ nghỉ, bạn có thể xem lại công việc của mình một lần nữa với tinh thần minh mẫn hơn. Điều này đảm bảo rằng bạn đã không bỏ lỡ các chi tiết quan trọng nào và không có bất kỳ lỗi nào cần chỉnh sửa.
Số lượt đọc: 503 -