• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111951
Tổng số truy cập:111951
Khách đang online: 353
Smarketing là gì? vai trò của sự tích hợp bán hàng và tiếp thị
Ngày đăng tin: 02/11/2021 21:20

Smarketing là sự liên kết giữa các nhóm bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp được tạo ra thông qua giao tiếp thường xuyên và trực tiếp giữa hai bên. Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, Smarketing ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vậy chính xác thì Smarketing là gì? Vai trò của Smarketing trong thúc đẩy kinh doanh của doanh nghiệp?


Tầm quan trọng của Smarketing trong kinh doanh

1. Smarketing là gì?
 
Smarketing là thuật ngữ ghép từ "Sales" và "Marketing", đề cập đến sự tích hợp các quy trình bán hàng và tiếp thị của một doanh nghiệp với nhau. Mục tiêu của Smarketing là đảm bảo hoàn thành 100% mục tiêu doanh số kinh doanh và tiếp thị, vì vậy cả hai bộ phận Sales và Marketing sẽ hợp tác, làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu cuối cùng. Điều đó nghe có vẻ đơn giản nhưng để có thể thực sự xây dựng được Smarketing lại rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào quy mô doanh nghiệp, chính sách và sự phối hợp của 2 bên.
 
Smarketing bao gồm:
  • Một cấu trúc chung về cách đặt các mục tiêu có thể đo lường được mà nhóm bán hàng và tiếp thị đồng ý. Mục tiêu này được xác định và cam kết trong thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA).
  • Một quy trình tạo khách hàng tiềm năng được sắp xếp hợp lý cho phép sử dụng các biện pháp, chấm điểm hiệu quả và theo dõi triển vọng phát triển của doanh nghiệp.
  • Căn chỉnh dữ liệu trên các hệ thống được sử dụng như Hệ thống Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) và tự động hóa tiếp thị. Những dữ liệu này bao gồm thông tin công ty, thông tin liên hệ cần thiết liên quan.
  • Một khung hồ sơ nhận định về "khách hàng hoàn hảo" được cả bộ phận bán hàng và marketing đồng ý.
2. Vai trò của việc kết hợp bán hàng và tiếp thị trong kinh doanh
 
Smarketing là một sự tích hợp hai bộ phận quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Smarketing đảm bảo cả Sales và Marketing đều có thể phối hợp, hỗ trợ và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vai trò cụ thể của Smarketing là:
 
2.1. Tăng ROI của cả bộ phận bán hàng và tiếp thị
 
Với hệ thống chia sẻ dữ liệu chung và các báo cáo nội bộ được đưa ra trong quá trình Smarketing, bộ phận bán hàng sẽ hiểu rõ hơn về hành vi trực tuyến của khách hàng tiềm năng để sau đó tiếp cận và thuyết phục khách hàng dễ dàng hơn, chốt đơn nhanh hơn dẫn tới tỷ lệ doanh số cao hơn.
 
Trong khi đó, bộ phận marketing cũng có thể xác định chính xác hơn đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng kế hoạch gia tăng nhận diện thương hiệu, thực hiện chiến lược tăng tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng. Nhóm tiếp thị có thể dựa vào đó để phân bổ tốt hơn thời gian và nguồn lực nhằm tối đa hóa tỷ lệ hoàn vốn (ROI) một cách hiệu quả nhất.
 
2.2. Đạt được mục tiêu kinh doanh nhanh hơn
 
Khi hai bộ phận tạo doanh thu chính của công ty hợp tác nhờ Smarketing, doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận nhanh chóng và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhanh hơn. Smarketing là một kiểu "hợp tác cùng có lợi" cho tất cả các bên liên quan.
 
2.3. Cải thiện sự gắn kết nhóm và môi trường công ty
 
Khi bán hàng và tiếp thị phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, môi trường làm việc ở văn phòng cũng sẽ được cải thiện. Sự hài lòng của nhân viên không chỉ giúp nâng cao năng suất, hiệu suất công việc mà còn biến thành "nam châm" thu hút thêm nhân tài. Nhìn chung, Smarketing giúp công ty tăng doanh thu, đồng thời hoạt động hài hòa hơn.
 


Lợi ích của việc sử dụng Smarketing trong kinh doanh, bán hàng
 
3. Tại sao liên kết giữa bán hàng và tiếp thị trở thành xu hướng?
 
Smarketing trở thành xu hướng được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp chủ yếu là vì cách khách hàng bị hấp dẫn và ra quyết định mua đối với hàng hóa, dịch vụ đã và đang thay đổi theo thời gian. Trước đây, nhân viên bán hàng từng có quyền kiểm soát đối với tất cả thông tin khách hàng. Nếu khách hàng muốn hỏi về tính năng sản phẩm, muốn được chứng thực chất lượng và nghe những đánh giá thì họ cũng sẽ tìm đến người bán hàng đầu tiên.
 
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, sự phổ biến của mạng xã hội và các nền tảng thương mại điện tử, ngày nay khách hàng có thể tự nghiên cứu trực tuyến về sản phẩm và dịch vụ. Cũng vì vậy mà marketing đóng vai trò quan trọng hơn trong quá trình thu hút và thúc đẩy khách hàng mua hàng. Các chuyên gia tiếp thị đang làm việc tích cực trong việc viết nội dung, làm SEO, quảng cáo, v.v. để thu hút khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi họ thành khách hàng thực sự.
 
Theo nghiên cứu, 60% chu kỳ mua đã kết thúc trước khi một khách hàng chính thức tiếp xúc với nhân viên bán hàng vì hơn một nửa quy trình bán hàng phụ thuộc vào nỗ lực tiếp thị. Do đó, các nhóm bán hàng và tiếp thị cần phải làm việc cùng nhau để đảm bảo đạt được doanh số tối đa. Trên thực tế, dù chưa có Smarketing thì hai bộ phận vẫn có sự hợp tác nhất định nhưng họ phải thường xuyên phải vật lộn để tìm điểm chung.
 
Những khúc mắc điển hình là bộ phận bán hàng phàn nàn về việc bộ phận marketing không tạo ra đủ khách hàng tiềm năng chất lượng để họ làm việc. Ngược lại, các nhân viên marketing sẽ chỉ trích rằng bên bán hàng không cung cấp cho họ đủ thông tin cần thiết về phản ứng thực tế của khách hàng. May mắn thay, với Smarketing, hai bộ phận sẽ được định hướng tìm ra tiếng nói chung và hỗ trợ tối đa cho nhau ngay từ đầu.
 
4. Hướng dẫn chi tiết để bắt đầu Smarketing
 
Để có thể xây dựng một Smarketing thành công, vai trò của các bên liên quan phải được xác định rõ ràng.
 
4.1. Tạo một thuật ngữ phù hợp
 
Nói cùng một ngôn ngữ và duy trì giao tiếp hàng ngày giữa bộ phận bán hàng và marketing là điều bắt buộc để Smarketing thành công. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong hai bộ phận cùng chia sẻ một nội dung, một "ngôn ngữ" khách hàng và kinh doanh.

4.2. Tạo thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA)
 
Khi bạn đã chắc chắn rằng mọi người trong Smarketing đều nói cùng một ngôn ngữ, bước quan trọng tiếp theo để điều chỉnh các nỗ lực tiếp thị và bán hàng là tạo ra một SLA. Một SLA giúp hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra nhầm lẫn, đồng thời củng cố vai trò của từng bộ phận trong toàn bộ quá trình tạo khách hàng tiềm năng. Thỏa thuận cần nêu chi tiết các mục tiêu marketing như số lượng khách hàng tiềm năng hoặc doanh thu,...
 

Cách bắt đầu thực hiện Smarketing mang đến hiệu quả cao
 
4.3. Chia sẻ cùng một kênh
 
Khi bán hàng và tiếp thị chia sẻ cùng một kênh, họ có thể dễ dàng đảm bảo rằng việc tiếp xúc với khách hàng tiềm năng được nhất quán thông qua một kênh duy nhất.
 
4.4. Thiết lập báo cáo nội bộ giữa 2 bộ phận
 
Cả bán hàng và tiếp thị phải có tầm nhìn về hành động, mục tiêu và tiến trình của nhau, sau đó chia sẻ thông tin hữu ích để đối phương phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện.

4.5. Tích hợp phần mềm bán hàng và tiếp thị để căn chỉnh dữ liệu
 
Để liên kết liền mạch trong Smarketing, phần mềm bán hàng và tiếp thị nên được tích hợp đầy đủ để đồng bộ hóa dữ liệu kịp thời. Lúc này, tất cả các bên liên quan đều có được một bức tranh hoàn chỉnh về toàn bộ quy trình mua. Việc tích hợp phần mềm cũng sẽ giúp Smarketing đạt được mục đích kép là đo lường hiệu suất và xác định các nguồn tăng trưởng thông qua sự hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp.
Số lượt đọc: 583 -