• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110817
Tổng số truy cập:110817
Khách đang online: 311
Phương pháp nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo hiệu quả
Ngày đăng tin: 30/07/2022 16:40

Nhà tuyển dụng luôn dành sự ưu ái và quan tâm cho những ứng viên có kỹ năng tư duy sáng tạo. Chính vì vậy, nếu bạn sở hữu ưu điểm này thì phần trăm cơ hội được nhận vào vị trí đang cần tuyển là khá cao. Vậy người có khả năng tư duy sáng tạo có những kỹ năng gì? Tư duy sáng tạo thể hiện trong công việc như thế nào?

Có thể nói nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát triển như hiện nay, nhờ vào khả năng sáng tạo mà con người đã phát minh ra vô vàn thiết bị tân tiến trong mọi lĩnh vực. Như chúng ta đã biết, kỹ năng tư duy sáng tạo là một trong số kỹ năng mềm quan trọng nhất mà nhiều công việc đòi hỏi. Vậy kỹ năng tư duy sáng tạo là gì, tại sao nó lại quan trọng? Để tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ năng này trong việc giúp bạn dễ dàng tìm việc làm ưng ý, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.
 

Những kỹ năng tư duy sáng tạo nào là cần thiết cho mỗi người
 
Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ. Đối với các bạn trẻ, tư duy sáng tạo là một phẩm chất năng động cũng như sức sống của tuổi trẻ, khẳng định được vị thế của mình trong thời đại mới và góp phần xây dựng xã hội ngày một phát triển hơn. Nhưng để làm được điều đó, trước hết phải trả lời được câu hỏi Tư duy sáng tạo là gì?

I. Tư duy sáng tạo là gì?
 
Tư duy sáng tạo có nghĩa là nhìn nhận một cái gì đó theo một cách mới. Theo đó thì sáng tạo có liên quan đến tư duy đường vòng hoặc khả năng nhận thức mọi thứ theo cách mới mẻ.
 
Những người sáng tạo có khả năng nghĩ ra những cách mới để thực hiện các nhiệm vụ, giải quyết vấn đề và vượt qua những thách thức. Họ mang đến một viễn cảnh tươi mới và đôi khi không chính thống cho công việc của họ. Cách suy nghĩ này có thể giúp các phòng ban và công ty hoạt động theo hướng hiệu quả hơn. Vì lẽ đó mà những người sáng tạo là vô cùng quý giá đối với một công ty. Nếu bạn đề cập đến kỹ năng này trong hồ sơ xin việc thì cũng được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
 
Không phải ai sinh ra cũng có tư duy sáng tạo, kiểu tư duy này có thể được phát triển nếu rèn luyện thường xuyên. Bạn có thể phát triển tư duy sáng tạo bằng cách giải các câu đố, tiếp nhận hoặc loại trừ các giả định của mình và thông qua các trò chơi.
 
II. Phương pháp nâng cao tư duy sáng tạo
 
Sự sáng tạo có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và một người thực sự sáng tạo là người có thể sử dụng kỹ năng này hàng ngày mà không hay biết. Về cơ bản, sáng tạo là một kỹ năng mà bạn có thể củng cố bằng cách thực hành nhiều hơn chứ không phải là tài năng sinh ra đã có. Một số cách nâng cao tư duy sáng tạo là:
 
1. Rèn luyện khả năng sáng tạo như một thói quen
 
Sự sáng tạo không được tạo ra từ những "sự kỳ diệu" của não bộ mà về cơ bản, nó sử dụng tất cả các công cụ tương tự như cách làm công việc khác nhưng theo phương pháp khác. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi mọi người cố gắng suy nghĩ sáng tạo hơn, hầu như lúc nào họ cũng có thể làm được vì chúng ta luôn có nhiều ý tưởng, chỉ là không biết cách tư duy sao cho hiệu quả mà thôi. Thậm chí, việc lặp đi lặp lại thói quen suy nghĩ khác đi sẽ có tác động về lâu dài, mang tính lặp đi lặp lại. Khi bạn liên tục sử dụng bộ não của mình để làm điều gì đó thì mối liên kết giữa các tế bào não liên quan càng trở nên mạnh mẽ hơn.
 
Chìa khóa của phương pháp là dành nhiều thời gian hơn trong ngày của bạn để tích cực suy nghĩ, chỉ suy nghĩ, tránh xa email, mạng xã hội hay những gì khiến bạn phân tâm.

2. Thay đổi môi trường xung quanh bạn - dù chỉ là nhỏ nhất
 
Trên thực tế, có nhiều nghiên cứu cho rằng nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo có thể đến từ những thay đổi nhỏ của môi trường xung quanh như một tách cà phê ấm hay các màu sắc khác nhau trong phòng. Hãy thử thay đổi một số vật dụng trên bàn làm việc, định hướng bản thân theo cách khác... Bạn cần hiểu rằng những "thúc đẩy" đó không chỉ liên quan đến môi trường xung quanh bạn mà còn được kết nối với môi trường xã hội.
 
Mặc dù bạn có thể không có nhiều quyền kiểm soát đối với môi trường làm việc của mình nhưng việc thực hiện bất kỳ điều chỉnh nào cũng có thể giúp tăng đáng kể khả năng sáng tạo.
 

Làm thế nào để nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo?
 
3. Mở rộng kiến thức
 
Việc mở rộng kiến ​​thức của bạn bằng các chủ đề không quen thuộc cũng có thể thúc đẩy những ý tưởng mới và tư duy khác biệt nên đừng chỉ chăm chăm vào những gì bạn am hiểu từ trước, hãy chăm chỉ đọc sách và học hỏi. Những gì bạn học ngày nay có thể chưa hữu ích ngay lập tức nhưng trong tương lai thì chúng có thể trở thành ý tưởng khi bạn động não.
 
4. Chú ý và ghi lại những ý tưởng mới
 
Khi chúng ta dần trưởng thành, các ý tưởng sáng tạo không hẳn là ít đi nhưng vấn đề là hầu hết mọi người lựa chọn lờ nó đi, ít có xu hướng nắm bắt ngay lập tức. Điều này hình thành một thói quen xấu ảnh hưởng đến lâu dài. Do vậy, ngay khi có ý tưởng hay chỉ manh nha một ý nghĩ nào đó mà bạn thấy thú vị hay cho là sẽ có ích, hãy lưu ý và tốt hơn hết là ghi lại trên điện thoại hay một cuốn sổ bỏ túi. Bạn cứ ghi lại đã, sau đó có thể đánh giá, phân tích sau.
 
5. Thử thách bản thân theo những cách mới
 
Nếu bạn đã từng thử chơi những trò mạo hiểm kết hợp với giải đó thì bạn sẽ thấy vào thời điểm đó, khả năng tư duy sáng tạo, suy nghĩ nhanh nhạy của bạn tăng vọt. Đó là bởi vì những thách thức đóng vai trò như chất xúc tác để chúng ta suy nghĩ sáng tạo và đưa ra những ý tưởng hoặc giải pháp đồng thời. Ví dụ, nếu bạn xoay một cái núm và phát hiện ra một cánh cửa bị khóa, bạn sẽ bắt đầu tự động nghĩ ra các ý tưởng và giải pháp - lắc nhẹ cái núm, đập mạnh vào cửa, thử vận ​​may bằng một chiếc chốt nhỏ...
 
Bạn có thể tự kích thích bản thân trong công việc bằng cách đặt ra giới hạn thời gian cho một nhiệm vụ. Hãy suy nghĩ về các vấn đề và câu hỏi bao quát trong lĩnh vực của bạn và thực hành động não để tìm ra các giải pháp.
 
III. Thể hiện tư duy sáng tạo như thế nào khi xin việc?
 
Khi tuyển dụng, nhiều công việc đòi hỏi ứng viên phải có tư duy sáng tạo. Một số nhà tuyển dụng thì không viết trong mô tả công việc, nhưng trong thâm tâm họ vẫn luôn muốn tìm kiếm những ứng viên có tư duy sáng tạo. Trong cả 2 trường hợp này, bạn nên nghĩ xem tư duy sáng tạo đã giúp bạn như thế nào trong công việc trước và nhớ rằng tư duy này sẽ là tài sản quý mà công việc bạn đang ứng tuyển cần.
 
Để làm nổi bật tính sáng tạo của bạn, hãy thể hiện ngay từ lúc nộp hồ sơ ứng tuyển công việc. Ví dụ: trong CV xin việc và cover letter, bạn nên đưa các từ khóa thể hiện sự sáng tạo của bạn, chẳng hạn như "mới mẻ", "đổi mới". Trong cover letter, bạn nên đưa vào 1 hoặc 2 ví dụ khi mà tư duy sáng tạo của bạn mang đến lợi ích cho công ty, chẳng hạn như bạn đã nảy ra một cách sáng tạo để tiết kiệm tiền cho phòng ban của mình. Hơn nữa, khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị một số ví dụ cụ thể về cách bạn có thể thể hiện sự sáng tạo của mình. Điều này đặc biệt quan trọng nếu nhà tuyển dụng yêu cầu sự sáng tạo hoặc tư duy sáng tạo trong bản mô tả công việc.
 

Luôn rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo cho bản thân để thực hiện công việc hiệu quả
 
IV. Các kỹ năng ảnh hưởng đến tư duy sáng tạo​
 
1. Phân tích
 
Trước khi suy nghĩ về một cái gì đó một cách sáng tạo, bạn phải có khả năng hiểu trước. Bạn phải kiểm tra mọi thứ cẩn thận thì mới hiểu ý nghĩa của chúng. Cho dù bạn đang xem một văn bản, một kho dữ liệu, kế hoạch dạy học hay một phương trình thì bạn cần có khả năng phân tích trước.
 
2. Cởi mở
 
Sáng tạo là bạn nghĩ ra những điều mới mẻ mà người khác chưa từng biết. Bạn phải để những giả định hoặc thành kiến của mình sang một bên và nhìn mọi thứ theo cách hoàn toàn mới. Tiếp cận vấn đề bằng đầu óc cởi mở thì bạn đang cho phép mình có cơ hội suy nghĩ sáng tạo rồi đấy.
 
3. Giải quyết vấn đề
 
Nhà tuyển dụng muốn tuyển những người sáng tạo không đơn thuần vì họ ấn tượng mà vì muốn tìm kiếm những nhân viên sáng tạo để giúp công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc. Do đó, khi tạo CV xin việc, hãy làm nổi bật khả năng tư duy sáng tạo của bạn và dùng sự sáng tạo đó để giải quyết một vấn đề quan trọng trong quá trình phỏng vấn. Các bạn cùng tìm hiểu thêm kỹ năng giải quyết vấn đề để ứng dụng hiệu quả cho công việc hiệu quả hơn.
 
4. Kỹ năng tổ chức
 
Kỹ năng này là một phần quan trọng của sự sáng tạo. Lúc nghĩ ý tưởng mới bạn có thể hỗn độn nhưng sau đó bạn sẽ cần phải sắp xếp các ý tưởng của mình để người khác có thể hiểu và làm theo cách nhìn của bạn. Khả năng lên kế hoạch hành động với các mục tiêu và deadline rõ ràng là rất quan trọng.
 
5. Kỹ năng giao tiếp
 
Mọi người sẽ chỉ đánh giá cao ý tưởng hoặc giải pháp sáng tạo của bạn nếu bạn có thể truyền đạt nó một cách hiệu quả đến những người bạn làm việc cùng (hoặc khách hàng hay nhà cung ứng). Do đó, bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt bằng văn bản và bằng lời nói dù ứng tuyển vào vị trí thư ký, quản lý, trưởng phòng hay nhân viên bình thường. Bạn cũng cần có khả năng thấu hiểu tình huống trước khi suy nghĩ sáng tạo về nó. Do đó, bạn cũng cần phải là người biết lắng nghe. Đặt câu hỏi phù hợp và hiểu vấn đề thì bạn có thể đưa ra một giải pháp hiệu quả. Cùng ứng dụng kỹ năng giao tiếp, để thấy rõ hơn lợi ích của giao tiếp trong công việc.
 

Kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ giúp người sở hữu nhanh chóng đạt thành công trong công việc
 
Mặc dù kỹ năng giao tiếp là quan trọng nhưng để một công việc có được thành tựu lớn thì bạn cũng không thể thiếu được kỹ năng đặt mục tiêu. Việc lên kế hoạch rõ ràng các nhiệm vụ cần thực hiện sẽ giúp bạn biết mình cần phải làm gì, từ đó sẽ có động lực để hoàn thành công việc đạt kết quả cao nhất.
Số lượt đọc: 207 -