• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

75191
Tổng số truy cập:75191
Khách đang online: 107
Nhân viên phát triển kinh doanh và Nhân viên kinh doanh có khác nhau không?
Ngày đăng tin: 19/12/2021 16:32

Khi so sánh Nhân viên kinh doanh và phát triển kinh doanh, chúng ta đều nghĩ ngay đến điểm giống nhau là giúp gia tăng doanh số và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi vị trí lại đảm nhận những nhiệm vụ riêng mà không phải ai cũng biết. Về cơ bản, họ bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển.

Nhiều người cho rằng nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh là hai vị trí có thể hoán đổi cho nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, họ thực hiện những chức năng, nhiệm vụ hoàn toàn khác nhau và tùy vào định hướng phát triển mà mỗi công ty nên tập trung vào bộ phận kinh doanh hay phát triển kinh doanh.
 

So sánh sự khác nhau giữa nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh
 
Nhân viên phát triển kinh doanh là những người tìm kiếm, tạo ra khách hàng tiềm năng cho công ty. Nhiệm vụ của bộ phận phát triển kinh doanh là nghiên cứu, tìm kiếm và tạo ra một cơ sở dữ liệu khách hàng mục tiêu và chuyển cho bộ phận nhân viên kinh doanh để thuyết phục và đi đến chốt đơn, kí kết hợp đồng.
 
2. Nhân viên kinh doanh là gì?
 
Nhân viên kinh doanh được định nghĩa là những người tạo ra giao dịch với khách hàng. Mục đích chính của họ là chốt đơn với những khách hàng tiềm năng do bộ phận phát triển kinh doanh chuyển sang hoặc những người tiếp cận được bằng các chiến dịch khác. Họ có nhiệm vụ thuyết phục những khách hàng này để đi đến bước kí kết hợp đồng, tạo ra giao dịch và mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty.
 
3. Phân biệt nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh
 
Nói một cách đơn giản thì phát triển kinh doanh là việc cần làm trước tiên. Công việc của họ chỉ đơn giản là tạo ra cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng để tạo thuận lợi cho công việc của nhân viên kinh doanh. Kinh doanh đến sau, là quá trình chốt đơn và tạo ra giao dịch với những khách hàng trên.
 
Mặc dù kinh doanh và phát triển kinh doanh là hai chức năng hoàn toàn khác nhau và được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên khác nhau nhưng chúng lại có sự liên hệ mật thiết. Quá trình kinh doanh sẽ không thể hiệu quả nếu như không có đội phũ phát triển kinh doanh. Công việc của đội ngũ phát triển kinh doanh cũng chỉ hữu ích khi mà nó được hiện thực hóa thành doanh thu qua quá trình làm việc của nhân viên kinh doanh.
 
Vậy một công ty nên tuyển dụng nhân viên phát triển kinh doanh hay nhân viên kinh doanh trước tiên? Hãy xem xem mối ưu tiên hiện tại của công ty bạn là gì? Nếu công ty bạn đã có những đánh giá rõ ràng về thị trường và các chiến lược kinh doanh gần đây tạo ra hiệu quả chuyển đổi khá cao. Mục tiêu ở thời điểm hiện tại là tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng hơn để mở rộng chuỗi bán hàng thì nhân viên phát triển kinh doanh sẽ là sự lựa chọn hợp lý.
 
Ngược lại, nếu như bạn đã có một cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng khá lớn, bạn biết công việc tiếp theo mình cần làm là gì nhưng lại không có đủ thời gian để thực hiện những công việc đó. Bạn chưa thể gặp gỡ từng người, thực hiện demo sản phẩm, thuyết phục họ và chốt hợp đồng thì có lẽ nhân viên kinh doanh nên được ưu tiên hơn. Họ sẽ giúp bạn tạo ra doanh số thực tế từ những khách hàng mục tiêu sẵn có này.
 
4. Tại sao cần phải phân biệt nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh?
 
4.1. Phân công công việc cụ thể
 
Mục đích chính của việc phân công việc cụ thể tới từng người, từng bộ phận là để mỗi cá nhân có thể tập trung hoàn thiện và nâng cao chuyên môn của bản thân. Bất cứ ai khi tập trung vào một công việc cụ thể cũng sẽ rèn luyện kiến thức và kỹ năng nhanh hơn những người phải làm nhiều việc cùng lúc.
 
Việc phân chia rõ ràng nhiệm vụ của nhân viên kinh doanh và nhân viên phát triển kinh doanh cũng không phải là một ngoại lệ. Khi nhân viên của bạn có thể tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất, họ sẽ thành thạo nhanh hơn và tạo ra kết quả tốt hơn.
 
Thay vì phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc, mỗi nhân viên có thể tập trung làm những việc mà họ cần để hoàn thành tốt một công việc. Khi nhân viên phát triển kinh doanh tập trung nghiên cứu, tìm kiếm và mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng, nhân viên kinh doanh sẽ có thể tận dụng mọi thời gian để tối ưu quy trình kinh doanh, chốt đơn và tạo ra doanh số.


Mục đích của việc phân việt nhân viên phát triển kinh doanh với nhân viên kinh doanh
 
4.2. Nâng cao hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân
 
Khi có sự phân công công việc cụ thể, hiệu quả làm việc của mỗi cá nhân cũng sẽ tăng lên. Giả sử, khi không có sự phân biệt rõ ràng, một nhân viên kinh doanh sẽ phải thực hiện cùng lúc rất nhiều việc khác nhau như tìm kiếm thông tin, gọi điện chào hàng, gửi email chào hàng, hẹn gặp và thuyết phục khách hàng, chốt hợp đồng,... Điều này sẽ rất dễ dẫn đễn tình trạng quá tải, kiệt sức hoặc là làm việc không hiệu quả.
 
Việc phải liên tục chuyển đổi giữa các công việc khác nhau có thể khiến hiệu quả làm việc giảm đi đến 40%. Khi đó, chi phí thời gian sẽ tăng lên, cực kỳ bất lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, khi có sự phân công cụ thể mỗi nhân viên sẽ biết mình cần làm gì, họ sẽ có thể dành nhiều thời gian và tâm huyết hơn cho công việc. Năng suất vì thế mà sẽ tăng lên đáng kể.
 
4.3. Công việc phát triển kinh doanh ngày càng phức tạp
 
Mục đích của việc phát triển kinh doanh về cơ bản vẫn giữ nguyên; tuy nhiên, quá trình để hoàn thành mục tiêu này đã thay đổi, phức tạp hơn nhiều so với những gì cần làm trước đây. Phát triển kinh doanh ngày nay bao gồm hai quá trình:
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Tìm kiếm những tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Đánh giá khách hàng: Xác định xem liệu họ có thể và có sẵn sàng mua sản phẩm hay không.
Một khi đã xác định được đây là khách hàng mục tiêu, họ sẽ chuyển sang cho bộ phận kinh doanh để thuyết phục và đi đến những bước cuối cùng. Nhân viên phát triển kinh doanh thường không có KPI, họ chịu trách nhiệm tìm kiếm một số lượng khách hàng tiềm năng đủ để mang lại một khoản doanh số nhất định. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ việc chốt đơn và biến khách hàng tiềm năng thành người mua lại nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
 
Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Blog việc làm Cevn, bạn đọc đã hiểu được sự khác biệt giữa nhân viên phát triển kinh doanh và nhân viên kinh doanh. Hai vị trí, tuy có cùng một mục đích nhưng cách thức làm việc lại hoàn toàn khác nhau và không nên đồng nhất thành một vai trò duy nhất. Các công ty cần tùy thuộc vào mục đích của mình là gì, phương hướng phát triển ra sao để quyết định nên tuyển dụng nhân viên phát triển kinh doanh, nhân viên kinh doanh hoặc cả hai vị trí này. Đồng thời ứng viên cần phân biệt để tránh nhầm lẫn khi tạo CV xin việc cho nhân viên phát triển kinh doanh hay nhân viên kinh doanh.
Số lượt đọc: 334 -