• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109174
Tổng số truy cập:109174
Khách đang online: 64
Nguyên tắc viết phần Kinh nghiệm trong CV xin việc bạn có biết?
Ngày đăng tin: 25/09/2022 16:37

Kinh nghiệm được nhà tuyển dụng coi là phần quan trọng nhất trong CV ứng tuyển của hầu hết các vị trí. Thế nhưng, kinh nghiệm của mỗi ứng viên khác nhau nên rất khó để đảm bảo mọi người đều biết về các nguyên tắc thống nhất để trình bày tốt nhất phần này trong CV.

Nên đưa bao nhiêu kinh nghiệm làm việc vào CV luôn là điều thắc mắc của các ứng viên. Thực tế là không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi này. Số lượng công việc đưa vào trong CV sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực, vị trí mà bạn ứng tuyển.
 

Trình bày kinh nghiệm làm việc trong CV như thế nào để đáp ứng kỳ vọng nhà tuyển dụng?
 
1. Nên đưa các kinh nghiệm nào vào CV?
 
Yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc khi viết CV xin việc là nên trình bày kinh nghiệm làm việc nào thì phù hợp. Nếu như vừa mới tốt nghiệp đại học, bạn có thể trình bày thông tin về những vị trí thực tập sinh mình đã từng trải qua trong thời gian học tập tại trường đại học hoặc các công việc làm thêm, cộng tác viên vào kỳ nghỉ hè cũng rất hữu ích.
 
Mặt khác, nếu bạn đã có nhiều năm làm việc và có kinh nghiệm dày dặn thì nên lựa chọn những công việc gần với thời điểm hiện tại để trình bày. Với những công việc mà bản thân đã từng làm cách thời điểm hiện tại khoảng trên 10 năm, tốt nhất bạn không nên trình bày vào CV của mình.
 
Bạn có thể liệt kê các công việc trong vòng 10 năm tính tới thời điểm hiện tại nếu như thời gian làm việc lâu dài, kinh nghiệm làm việc từ 2-3 năm mỗi vị trí. Còn nếu mỗi năm, bạn nhảy việc 1 - 2 lần thì chỉ nên ghi công việc có thời gian làm việc dài để tránh CV bị dài quá.
 
Đặc biệt, với những vị trí công việc từng làm "không lành mạnh" như làm bảo kê, cầm đồ, cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê,... bạn cũng không nên trình bày vào CV của mình.
 
2. Cách đưa kinh nghiệm part-time vào CV
 
Khi nào nên trình bày công việc part-time trong CV? Khi nào không? là câu hỏi mà nhiều ứng viên băn khoăn. Trong CV xin việc, tùy theo việc bạn có nhiều hay ít kinh nghiệm làm việc để đưa ra quyết định có đề cập hay không.
  • Nên đưa kinh nghiệm part-time đối với ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn chỉ nên liệt kê các kinh nghiệm có thể sẽ giúp ứng viên phát triển kỹ năng chuyển đổi nào đó hoặc liên quan trực tiếp tới công việc hiện tại.
  • Đối với ứng viên đã đi làm nhiều năm hoặc kinh nghiệm làm việc part-time không liên quan tới vị trí hiện tại thì tốt nhất không nên viết vào CV xin việc.
3. Số lượng kinh nghiệm trong CV cho mỗi đối tượng ứng viên khác nhau
 
Nếu số lượng công việc trình bày vào phần kinh nghiệm làm việc quá ít, CV có thể sẽ khó gây ấn tượng mạnh. Dẫu vậy, nếu kinh nghiệm làm việc trong CV quá nhiều, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn là một ứng viên thường xuyên nhảy việc. Chính vì vậy, ứng viên cần cân nhắc lựa chọn số lượng công việc đưa vào CV một cách phù hợp.
  • Số lượng kinh nghiệm cho ứng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm: Các trải nghiệm thực tập, làm việc ngắn hạn trong vài tháng đều có thể đề cập trong CV xin việc, chỉ nên liệt kê tối đa 3 công việc gần đây nhất.
  • Số lượng kinh nghiệm cho ứng viên nhiều kinh nghiệm: Con số lý tưởng là 3-5 công việc.

Kinh nghiệm làm việc quá nhiều khiến nhà tuyển dụng có thể đánh giá ứng viên hay nhảy việc
 
4. Để các kinh nghiệm làm việc thực sự tỏa sáng trong CV
 
Một điều quan trọng bạn cần xem xét và cân nhắc đó là liệu rằng khi trình bày những công việc bản thân từng làm vào trong CV sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng hay không?
 
Nếu các kinh nghiệm không có gì nổi bật, không có thành tích đi kèm mà chỉ là liệt kê nhiệm vụ thì không tạo được ấn tượng tích cực nào, khiến bạn "same same" với ứng viên khác.
 
Thay vào đó, bạn cần biết cách thể hiện thông tin nổi bật nhất trong các kinh nghiệm, ví dụ làm việc ở công ty/ tập đoàn lớn, danh tiếng, có thành tích được định lượng bằng số liệu, giải thưởng,...
 
Cuối cùng, một điều vô cùng quan trọng bạn cần lưu ý đó là trình bày CV sao cho có liên kết và dễ đọc. Việc đánh số thứ tự cho mỗi kinh nghiệm làm việc có thể giúp CV của bạn trở nên rõ ràng và dễ theo dõi hơn rất nhiều.
 
Kinh nghiệm làm việc vốn là điều mà nhà tuyển dụng vô cùng quan tâm khi đọc bất cứ một CV ứng tuyển nào. Việc tạo được một phần kinh nghiệm làm việc ấn tượng tất nhiên sẽ mang lại rất nhiều lợi thế cho quá trình ứng tuyển. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng phần kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp và để lại dấu ấn sâu đậm của mình.
Số lượt đọc: 202 -