• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

110983
Tổng số truy cập:110983
Khách đang online: 45
Đừng nghĩ không quan trọng, một cộng tác viên cũng đòi hỏi kỹ năng
Ngày đăng tin: 10/06/2022 09:35

Hầu hết trong số chúng ta đều có suy nghĩ làm cộng tác viên (hay trong tiếng anh là collaborator) là công việc part-time, không đòi hỏi và yêu cầu kinh nghiệm, kỹ năng giống như một nhân viên chính thức. Xong đây lại là một suy nghĩ sai lầm, đừng nghĩ không quan trọng, một cộng tác viên cũng đòi hỏi kỹ năng và trình độ đấy nhé.

Dù không đòi hỏi kinh nghiệm hay các kỹ năng cao siêu gì giống như một nhân viên chính thức, xong nhà tuyển dụng vẫn yêu cầu ở các đội ngũ cộng tác viên của mình các kỹ năng cần và đủ để có thể đáp ứng được công việc. Thông qua kỹ năng mà mình có được, sinh viên nên chọn công việc làm thêm nào để lấy thêm kinh nghiệm không còn là nỗi băn khoăn của các bạn trẻ. Tùy vào năng lực, sở thích của bản thân các em có thể lựa chọn công việc làm thêm sao cho phù hợp nhất. Bài viết dưới đây, chuyên trang tuyển dụng https://vn.Cevn sẽ điểm qua cho bạn những kỹ năng quan trọng mà một cộng tác viên nhất định không thể bỏ qua.
 

Dù chỉ đảm nhiệm vị trí cộng tác viên nhưng bạn vẫn cần phải có những kỹ năng nhất định

Kỹ năng cộng tác viên cần có
 
1. Kỹ năng làm việc nhóm
 
Đội ngũ cộng tác viên sẽ nằm trong vòng quản lý và giám sát của người trưởng nhóm. Công việc của họ có liên quan và ảnh hưởng đến kết quả công việc của một nhóm, một tập thể chứ không phải của một cá nhân. Vì vậy, với một người làm cộng tác viên mà nói, kỹ năng làm việc nhóm là không thể thiếu.
 
2. Chịu khó học hỏi
 
Thử đặt bạn vào vị trí của nhà tuyển dụng, các tổ chức hay các doanh nghiệp, bạn thích tuyển một người chăm chỉ, chịu khó tìm tòi, tìm hiểu ngọn nguồn, gốc rễ các vấn đề, có kiến thức chuyên sâu nhiều hơn hay một người chỉ cần đáp ứng công việc, không thích tìm tòi nhiều hơn. Đó là lý do giải thích tại sao nhà tuyển dụng lại thích tuyển những cộng tác viên chăm chỉ và chịu khó học hỏi, tìm tòi. Chính vì thế các bạn hãy cùng tham khảo ngay kỹ năng học và tự học để ứng dụng cho nhu cầu tìm hiểu và tự giác học tập nâng cao trình độ của bản thân.
 
3. Trách nhiệm với công việc
 
Trong một nhóm, tiến độ công việc của một thành viên bị chậm có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc của cả nhóm. Vì thế mà một người làm cộng tác viên, đi làm thêm phải luôn đề cao trách nhiệm với công việc, hoàn thành công việc được giao càng sớm càng tốt và đảm bảo chất lượng công việc. Đừng ngại đưa ra các ý kiến, đóng góp cho các thành viên cũng như lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để phát triển và hoàn thiện bản thân tốt hơn.
 

Những kỹ năng này sẽ giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn, được nhà tuyển dụng đánh giá cao về năng lực

4. Xây dựng niềm tin
 
Thành công lớn nhất đối với một cộng tác viên mà nói có lẽ là xây dựng được niềm tin và sự tín nhiệm của đồng nghiệp cũng như quản lý tại môi trường làm việc. Hãy tạo cho mình thói quen quản lý thời gian, sắp xếp công việc, hoàn thành tốt các công việc được giao để xây dựng niềm tin từ mọi người.
 
5. Mở rộng các mối quan hệ
 
Bằng cách làm quen, mở rộng các mối quan hệ của bạn với các anh chị, những người có nhiều kinh nghiệm trong công ty. Khi gặp khó khăn trong công việc, họ có thể giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề đấy, thậm chí khi có các cơ hội việc làm họ sẽ không bỏ quên bạn. Vì vậy đừng quên bắt đầu xây dựng các mối quan hệ từ ngay bây giờ nhé. Hay các bạn cũng có thể tham khảo ngay kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ để ứng dụng và xây dựng quan hệ mở rộng cho công việc diễn ra thuận lợi hơn.
Số lượt đọc: 199 -