• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

104471
Tổng số truy cập:104471
Khách đang online: 68
Đi làm nhiều năm có nên đưa hết kinh nghiệm vào CV xin việc?
Ngày đăng tin: 25/09/2022 16:07

Kinh nghiệm làm việc là phần mà nhà tuyển dụng chú trọng nhất trong CV nên nhiều ứng viên cho rằng viết càng dài càng tốt. Tuy nhiên, liệt kê quá nhiều kinh nghiệm chưa chắc đã có lợi cho ứng viên khi ứng tuyển. Nếu có nhiều kinh nghiệm, có nên đưa hết vào CV? Nên đề cập bao nhiêu năm thì phù hợp?

Trên thực tế, CV chỉ đơn giản là bản tóm tắt trình độ học vấn cũng như kinh nghiệm làm việc để nhà tuyển dụng có cái nhìn bao quát nhất về năng lực của bạn. Chính vì vậy, một CV ấn tượng không đồng nghĩa với việc kể lể dông dài thành tích tích lũy trong mấy chục năm mà phải thể hiện được bạn chính là ứng viên phù hợp nhất với vị trí đang ứng tuyển.
 

Cách đề cập đến số năm kinh nghiệm trong CV xin việc

I. Nên đề cập bao nhiêu năm kinh nghiệm trong CV?
 
Các bản mô tả công việc, tin tuyển dụng chính là nơi cung cấp câu trả lời cho câu hỏi này. Giả sử, nhà tuyển dụng chỉ tuyển ứng viên trên 35 tuổi cho vị trí kế toán trưởng, nghĩa là bạn phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc. Lúc này, bạn có thể liệt kê trong vòng 10 năm với điều kiện là các công việc làm trong thời gian dài - mỗi vị trí từ 2 - 3 năm là tốt nhất. Ngược lại, nếu mỗi năm bạn nhảy việc một đôi lần thì chỉ nên đề cập tới những vị trí lâu dài để CV không bị quá dài.
 
Nhìn chung, với các vai trò phổ biến, cần nhân viên ở cấp độ đầu vào thì thường nhà tuyển dụng sẽ cần người có kinh nghiệm 6 tháng đến 2, 3 năm, hơn nữa là khoảng 5 năm. Tốt nhất là bạn nên nhắc tới 3 - 5 công việc là đủ (nếu yêu cầu các kinh nghiệm 6 tháng - 1 năm thì các trải nghiệm thực tập, làm việc ngắn hạn trong vài tháng cũng có thể phần nào chứng minh năng lực).
 
II. Cách liệt kê các vị trí công việc trước đây trong CV
 
Trừ khi bạn ứng tuyển vào vị trí giám đốc điều hành cấp cao, độ dài CV lý tưởng không nên dài quá hai trang. Điều quan trọng là phải làm nổi bật được sự liên quan giữa kinh nghiệm làm việc và mô tả công việc, cho thấy bạn là ứng viên sáng giá nhất. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chắt lọc thông tin, bạn vẫn phải nhất quán về thời gian cũng như mức độ phù hợp về quá trình công tác của mình.
 
Ví dụ, nếu bạn từng làm việc tại vị trí có liên quan đến công việc đang ứng tuyển cách đây 17 năm, bạn cần liệt kê đầy đủ (nhưng không quá chi tiết) về lịch sử công tác suốt 17 năm qua. Bởi nếu "nhảy cóc" 10 - 16 năm sẽ khiến nhà tuyển dụng hiểu nhầm bạn bị thất nghiệp trong khoảng thời gian đó.
 
Trong trường hợp muốn "khoe khoang" về kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức, tập đoàn tầm cỡ hơn 15 năm trước, hãy chỉ liệt kê chức danh công việc - tên công ty - năm làm việc tại đó. Bằng cách này, bạn vẫn thể hiện được bề dày kinh nghiệm của mình lại không chiếm quá nhiều không gian trong CV.
Một cách khác là liệt kê các vị trí như "Kinh nghiệm bổ sung" ở phía dưới công việc hiện tại.
 
III. Cách ghi thời gian trong CV
 
1. Tháng/Năm
 
Thời gian nắm giữ vị trí phải được liệt kê bên cạnh chức danh công việc.
 
Ví dụ:
 
Nhân viên chăm sóc khách hàng, 4/2019 - 8/2019
 
Thực hiện các công việc hành chính và dịch vụ khách hàng ở nhiều bộ phận, bao gồm marketing, sales, trung tâm hỗ trợ khách hàng.
 
2. Năm
 
Đặc biệt nếu bạn là người hay nhảy việc, hãy chỉ liệt kê theo mốc "Năm" để "làm mờ" khoảng trống thời gian giữa các công việc.
 
Ví dụ:
 
Trợ lý biên tập, 2017-2020
 
Báo Điện Tử VnExpress, Hà Nội.
 

Hướng dẫn cách viết năm kinh nghiệm trong CV xin việc

IV. Có nên ghi thời gian tốt nghiệp vào CV?
 
Trừ trường hợp vừa mới ra trường, không nhất thiết phải ghi cụ thể thời gian tốt nghiệp Đại học vào CV.
 
Ví dụ:
 
Cử nhân Ngôn ngữ Anh
 
Đại học Hà Nội.
 
hoặc:
 
Cử nhân ngôn ngữ Anh, 2020
 
Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
 
Một lưu ý quan trọng khác là nếu bạn có tham gia các khóa học cải thiện trình độ chuyên môn, không nhất thiết phải liệt kê cụ thể ngày tháng. Nhưng nếu bạn đạt được một chứng chỉ quan trọng nào đó (IELTS, TESOL, v.v.) hãy ghi rõ thời gian để nhà tuyển dụng chắc chắn về năng lực hiện tại của bạn.
 
Tóm lại, nếu biết chắt lọc thông tin và trình bày phần "Kinh nghiệm làm việc" một cách khoa học trong CV, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được nhà tuyển dụng bằng không những kỹ năng làm việc, kinh nghiệm mà bạn có.
Số lượt đọc: 166 -