• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

111560
Tổng số truy cập:111560
Khách đang online: 69
7 thói quen tốt cần có nếu bạn muốn công việc làm thêm hiệu quả
Ngày đăng tin: 22/07/2022 10:07

Những công việc làm thêm (bán thời gian) thường thu hút rất nhiều người trẻ như học sinh, sinh viên hoặc người trưởng thành muốn có thời gian làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể bắt đầu và duy trì việc làm thêm một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số thách thức của công việc làm thêm và những thói quen tốt cần có để vượt qua khó khăn đó.

Mặc dù có nhiều người tìm kiếm việc làm thêm nhưng không phải ai cũng biết cách để có được công việc tốt. Quá trình tìm việc làm thêm của bạn sẽ gặp trở ngại nếu không có phương pháp, kế hoạch đúng đắn. Chỉ khi bạn nắm được những nguyên tắc cơ bản khi tìm việc làm thêm, bạn mới tránh mắc sai lầm và có hướng đi đúng đắn. Đặc biệt, với 7 thói quen tốt mà Cevn giới thiệu dưới đây, bạn sẽ nhanh chóng đảm nhận việc làm thêm hiệu quả.
 

Làm thêm nếu có phương pháp đúng đắn sẽ mang đến hiệu quả cao
 
1. Nhược điểm của công việc làm thêm
 
Mọi người chọn làm công việc bán thời gian vì nhiều lý do, chẳng hạn như hoàn cảnh cá nhân, gia đình có con nhỏ, có người cần chăm sóc, v.v. Dù nguyên nhân là gì, việc làm thêm cũng có vẻ giống như một lựa chọn của sự thoả hiệp.
 
Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một số lợi ích của các vị trí bán thời gian như thu nhập liên tục, cơ hội học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cũng như xây dựng, mở rộng các mối quan hệ. Thế nhưng, rõ ràng là lịch trình linh hoạt cũng mang đến thách thức nghiêm trọng. Thời gian làm việc ngắn hơn so với các vị trí chính thức có thể dẫn tới một số vấn đề:
  • Căng thẳng từ quản lý và đồng nghiệp: Cho dù làm nhân viên bán thời gian thì cũng không vì thế mà những áp lực trong công việc của bạn giảm đi. Dù làm tại chỗ hay từ xa, bạn vẫn sẽ phải đối mặt với căng thẳng từ quản lý và việc hợp tác với các đồng nghiệp khác trong đội/nhóm của mình.
  • Khối lượng công việc: Cho dù thời gian làm việc không dài nhưng những công việc làm thêm thường tương đối vất vả và bạn sẽ phải cố gắng sắp xếp sao cho phù hợp với lịch trình cá nhân.
  • Bản thân bạn: Bạn có thể lo lắng rằng con đường sự nghiệp sẽ bị đình trệ vì công việc làm thêm.
Có thể nói, làm thêm mang đến cho bạn một số khó khăn nhất định, chủ yếu là về lịch trình và tương tác với đồng nghiệp. Trước khi quyết định, bạn hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn muốn công việc đó và liệu bạn có thể vượt qua những áp lực hay không.
 
2. 7 thói quen tốt cần có nếu bạn muốn công việc làm thêm hiệu quả
 
Tin tốt là có những điều bạn có thể làm để bắt đầu và duy trì việc làm thêm của bản thân hiệu quả nhất có thể. Bạn có thể thử:
 
2.1. Trao đổi thẳng thắn với người quản lý
 
Hãy nói chuyện với người quản lý của bạn về các yêu cầu, trách nhiệm và kỳ vọng. Sự minh bạch này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí bạn đảm nhiệm mà từ đó bạn còn có thể tìm thấy ý tưởng trong tổ chức và ưu tiên công việc.

2.2. Tạo ra ranh giới cho bản thân và cố gắng duy trì
 
Một khi bạn và người quản lý đã đồng ý về giờ giấc làm việc cũng như chế độ lương, đãi ngộ, hãy tuân thủ và duy trì nó. Đừng biến việc làm thêm giờ thành thói quen. Nếu bạn làm việc từ xa, hãy chắc chắn rằng bạn có không gian riêng, đủ để tránh xa những phiền nhiễu không đáng có.

2.3. Tạo và duy trì lịch trình
 
Để công việc làm thêm diễn ra suôn sẻ, bạn cần là người thành thạo kỹ năng quản lý thời gian. Cách tốt nhất để bắt đầu là lên lịch cho mọi thứ diễn ra trong ngày làm việc của bạn. Mức độ chi tiết của lịch trình sẽ giúp giảm thiểu rủi ro phát sinh, tối đa hoá thời gian mà bạn có.

2.4. Đồng bộ hóa lịch trình với các đồng nghiệp mà bạn cộng tác nhiều nhất
 
Khi xây dựng lịch trình của mình, hãy chắc chắn rằng bạn có tham khảo, đồng bộ hoá với thời gian của các đồng nghiệp trong nhóm. Đừng ngại nói chuyện với họ một cách cởi mở để tìm ra những ngày và thời gian tốt nhất có thể làm việc cùng nhau.

2.5. Giao tiếp với nhóm của bạn
 
Vị trí làm thêm nào cũng giới hạn số giờ làm việc trong khoảng thời gian ngắn hơn hẳn so với làm toàn thời gian, nghĩa là bạn phải chủ động để sắp xếp công việc của mình phù hợp với cả nhóm. Tại những cuộc họp chính thức hoặc trao đổi công việc qua mạng, hãy chia sẻ những gì bạn đang làm và đặt bất kỳ câu hỏi nào bạn có. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp mọi người hợp tác thuận lợi nhất.
 

Có được thói quen tốt, mọi công việc làm thêm của bạn sẽ diễn ra suôn sẻ

2.6. Ghi lại nội dung cuộc họp và cuộc gọi của khách hàng
 
Nếu bạn không ở trong văn phòng vào thời điểm các cuộc họp hoặc cuộc gọi có liên quan diễn ra, hãy hỏi người quản lý để có đầy đủ thông tin.

2.7. Cởi mở về thành tích của bạn
 
Bạn vẫn có thể làm việc thật tốt cho dù đó chỉ là công việc làm thêm. Hãy theo dõi những gì bạn làm và kết quả trực tiếp, hữu hình của nỗ lực đó, sau đó chia sẻ với quản lý và đồng nghiệp. Cởi mở về thành tích không có nghĩa là khoe khoang mà là nâng cao nhận thức về những đóng góp của bạn.
 
2.8. Từ làm thêm đến công việc toàn thời gian
 
Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là chuyển sang vị trí toàn thời gian, hãy trình bày với người quản lý. Đừng ngại tập trung vào những thành tích của bạn khi làm nhân viên bán thời gian. Trong nhiều trường hợp, khi bạn chứng minh được giá trị của mình, công ty có thể cân nhắc và chuyển bạn lên vị trí nhân viên chính thức.
 
Với những ai đang có ý định tìm việc làm thêm thì ngoài tìm hiểu 7 thói quen giúp bạn thực hiện công việc hiệu quả thì cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Vì sao bạn muốn nhận công việc làm thêm này bạn cũng không nên bỏ lỡ. Nếu biết cách trả lời khéo léo thì ứng viên sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, từ đó sẽ được làm vị trí mà mình mong muốn. Để cập nhật mới nhất việc làm thêm từ các công ty mới đăng tuyển, bạn có thể truy cập vào Cevn. Tại đây có rất nhiều tin đăng tuyển dụng nhân sự mọi ngành nghề, trình độ nên bạn sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
Số lượt đọc: 171 -