• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

106482
Tổng số truy cập:106482
Khách đang online: 84
5 kỹ năng sống giúp bạn thành công trong công việc
Ngày đăng tin: 04/11/2020 22:12

Dưới đây là 5 kỹ năng sống mà ai cũng sẽ cần để đạt được thành công một cách dễ dàng hơn và có thể tận hưởng một cuộc sống tích cực, có ý nghĩa hơn.
 
Quyết tâm
 
Thật dễ dàng để nói rằng bạn quyết tâm đạt được mục tiêu của mình, nhưng điều này chỉ được thử nghiệm khi bạn phải đối mặt với những tình huống khó khăn. Quyết tâm có nghĩa là bạn sẵn sàng tiếp tục đi về phía trước dù gặp trở ngại hay thất bại. Vậy, làm thế nào để bạn nắm lấy kỹ năng sống này đặc biệt là trong những tình huống tệ hại nhất? Điều quan trọng ở đây là sự chấp nhận. Bạn phải có khả năng thừa nhận rằng muốn thành công thì chắc chắn sẽ có lúc thất bại. Đừng lo ngại trước những thất bại của bạn, hãy học hỏi, rút kinh nghiệm từ đó và làm lại từ đầu.
 
Kiểm soát
 
Khả năng tập trung chú ý của chúng ta là hữu hạn. Vì vậy, nếu bạn cố gắng quản lý vi mô mọi khía cạnh trong cuộc sống của bạn thì chắc rằng bạn sẽ không dành đủ sự chú ý cho những điều quan trọng hơn. Đây không phải là một cái cớ để làm công việc cẩu thả, nhưng bạn chỉ nên hướng những nỗ lực của mình vào những thứ bạn có thể kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát bản thân mình.
 
Ví dụ, nếu bạn muốn thành công về mặt tài chính trong tương lai gần, bạn có thể không kiểm soát được việc trúng xổ số, nhưng bạn có thể kiểm soát các quyết định tài chính của mình ở hiện tại. Sai lầm phổ biến nhất mà mọi người thường phạm phải là bội chi. Để giúp bạn vượt qua điều này và tạo ra thói quen kiểm soát tài chính của mình, hãy bắt đầu với quy tắc 50-30-20. Cụ thể, phân bổ 50% thu nhập của bạn cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống như ăn ở, đi lạ.., 30% cho các nhu cầu khác như mua sắm, giải trí, du lịch... và 20% dành cho tiết kiệm, đầu tư. Đây là phương pháp đơn giản để quản lý thu nhập và tăng số tiền kiếm được của bạn.
 
Hòa hợp với các kiểu tính cách khác biệt
 
Có thể hợp tác với các tính cách khác biệt trong thế giới ngày càng đa dạng là một điều vô cùng cần thiết. Các doanh nghiệp hoặc đội nhóm sẽ luôn thành công hơn nếu các thành viên trong đó có thể hợp tác ăn ý với nhau dù khác biệt về tính cách hoặc tuổi tác. Do đó, bạn nên cố gắng trở thành một người biết tôn trọng sự độc đáo và khác biệt ở tất cả mọi người. Bước đầu tiên để phát triển kỹ năng này là nhận thức rõ hơn về những thành kiến vô thức của bạn về những người khác biệt so với bạn.
 
Đồng cảm
 
Bất cứ ai cải thiện được khả năng đồng cảm của mình sẽ nổi bật trong công việc, đạt được mức lương cao hơn và có một cuộc sống hạnh phúc hơn. Như bạn đã biết, sự đồng cảm là khả năng đặt mình vào một vị trí của người khác và xem cảm giác của họ như thế nào.
 
Làm việc dựa trên trí thông minh cảm xúc của bạn sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy được lắng nghe và đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo dựng niềm tin với đồng nghiệp. Họ không cần sự thương hại và chỉ cần sự thấu hiểu từ bạn. Nói với ai đó rằng “Tôi rất tiếc vì bạn cảm thấy không hài lòng” càng làm cho họ tức giận hơn nhưng nói ra một câu mang ý nghĩa như “Tôi cảm thấy thất vọng khi mọi thứ không đúng như kế hoạch và tôi hiểu tại sao bạn khó chịu. Hãy để tôi giúp một tay...” sẽ luôn có hiệu quả.
 
Tò mò, thắc mắc
 
Những vấn đề khó khăn nhất thế giới sẽ được giải quyết bởi những người tò mò - người có thể đưa ra những câu hỏi phù hợp để mở ra những khám phá mới. Tò mò giúp chúng ta phát triển, học hỏi và đổi mới. Như tình huống mà Brian Chesky và Joe Gebbia đã gặp phải. Họ không có đủ khả năng trả tiền thuê nhà và tự hỏi làm cách nào để tận dụng khoảng không gian trống trong căn hộ để cho thuê lại.
 
Quá trình tìm ra câu trả lời đã dẫn đến việc thành lập Airbnb - một startup với mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng với người cho thuê trên toàn thế giới thông qua ứng dụng di động đang ngày càng trở nên phổ biến. Thế nên,  đừng ngại đặt câu hỏi trong công việc, về bản thân và sự nghiệp bởi điều đó sẽ giúp đảm bảo rằng bạn luôn luôn phát triển.
Số lượt đọc: 375 -