• Blog nhân sự +
  • Trước Trong Và Sau Phỏng Vấn +
  • Kỹ Năng Mềm +
  • Tin tức khác +

Thống kê truy cập

109411
Tổng số truy cập:109411
Khách đang online: 96
12 keyword nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin
Ngày đăng tin: 04/06/2023 11:16

Nếu như muốn ghi điểm với nhà tuyển dụng, CV xin việc buộc phải chứa những từ khóa liên quan trực tiếp với công việc. Vậy CV xin việc ngành công nghệ thông tin thì sẽ cần từ khóa gì? Vì sao bạn nhất định phải bao gồm chúng trong CV?

Ngày nay, hầu hết các ứng viên đều được khuyên đưa keyword (từ khóa) vào trong CV xin việc. Cho dù nhà tuyển dụng dùng hệ thống xét duyệt tự động (ATS) hay đọc và duyệt thông tin thủ công thì keyword đều sẽ đóng vai trò thu hút họ. CV xin việc ngành công nghệ thông tin cũng vậy.
 

Những keyword cần có để ghi điểm trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin
 
Vậy ứng viên xin việc ngành công nghệ thông tin nên đưa những keyword nào vào CV để ghi điểm với nhà tuyển dụng?
 
12 Keyword trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin "ăn điểm" với nhà tuyển dụng
 
1. User Experience (UX) - Trải nghiệm người dùng
 
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, dù bạn ứng tuyển vào vị trí nào - lập trình viên hay thiết kế web... thì một trong những điều bạn phải quan tâm nhất là cung cấp trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Nếu trong CV xin việc có keyword này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tốt hơn về bạn, ít nhất là họ thấy rằng bạn hiểu về mục đích công việc.

2. User Interface (UI) - Giao diện người dùng
 
Giao diện người dùng hiểu một cách đơn giản là hình ảnh trực quan mà người dùng cuối thấy khi truy cập, sử dụng sản phẩm công nghệ thông tin của bạn. UI có thể bao gồm thiết kế giao diện của sản phẩm nói chung và tất cả những hành động mà người dùng có thể thực hiện. Một ví dụ đơn giản là giao diện của một trang web và những hành động mà người dùng thực hiện để điều hướng trang web đó. Keyword này nhất định phải có trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin, nhất là các vị trí như thiết kế web.
 
3. Front End
 
Front end là một phần của website, ứng dụng hoặc phần mềm mà người dùng có thể nhìn thấy và tương tác. Nếu coi sản phẩm là một chiếc ô tô chẳng hạn thì front end ở đây chính là màu sắc, kiểu dáng của nó. Keyword này thường có trong CV xin việc của ứng viên các vị trí như lập trình viên, kỹ sư phần mềm...

4. Back End
 
Back end là phần "nền" của một chương trình, website hoặc ứng dụng mà người dùng cuối không thể nhìn thấy hay sử dụng được như là máy chủ hoặc cơ sở dữ liệu. Back end là những động cơ để phần mềm, ứng dụng có thể vận hành. Cũng giống như Front end, Back end cũng là keyword phổ biến với CV xin việc ngành công nghệ thông tin của các lập trình viên, kỹ sư phần mềm. Thậm chí, bạn có thể ghi ngay ở phần giới thiệu bản thân hoặc kinh nghiệm làm việc là "Lập trình viên Back end" chẳng hạn.
 
5. Full Stack
 
Full stack bao gồm cả front end và back end. Lập trình viên full stack (Full stack Developer) là người có chuyên môn về cả UI và cơ sở dữ liệu back end cũng như cấu trúc của một sản phẩm.
 
6. Artificial Intelligence (AI) - Trí tuệ nhân tạo
 
Là một lĩnh vực của khoa học máy tính, AI được sử dụng để nói đến những loại máy móc có thể bắt chước hành vi của con người (như Siri hay Alexa). Một ví dụ thường thấy về việc áp dụng AI trong phát triển web là tích hợp các chatbot hiện lên ở góc màn hình với câu hỏi "Tôi có thể giúp gì cho bạn?" - giống như hành động trò chuyện của một người thật.
 
Dù ở hiện tại hay trong tương lai, AI đều sẽ là tương lai của công nghệ thông tin, thậm chí là tương lai của nền khoa học, kỹ thuật của nhân loại. Những ứng viên có hiểu biết hoặc kinh nghiệm với AI luôn được nhà tuyển dụng săn đón và trả lương cực cao, vì thế bạn đừng quên đưa keyword này vào CV xin việc Công nghệ thông tin nhé (dĩ nhiên là nếu bạn có kiến thức, kỹ năng, trải nghiệm liên quan).
 
7. Machine Learning - Học máy
 
Machine Learning là một thuật ngữ khá phổ biến khi nghiên cứu về AI. Đây là quá trình giúp AI học được những hành động thông minh hơn. Thay vì lập trình một chiếc máy để nó thực hiện các hành động lặp đi lặp lại thì người ta tạo điều kiện để nó học tập qua những trải nghiệm cụ thể.
 
8. Cloud computing - Điện toán đám mây
 
Thay vì lưu trữ các chương trình trong ổ cứng máy tính hoặc thiết bị cục bộ, cloud computing sẽ cho phép bạn truy cập vào các dịch vụ lưu trữ theo yêu cầu trên Internet (hoặc đám mây). Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để sử dụng điện toán đám mây như Software as a Service (SaaS) hoặc Platform as a Service (PaaS).

9. Software as a Service (SaaS)
 
Được coi là một trong những dạng điện toán đám mây phổ biến nhất, SaaS là phần mềm dạng dịch vụ trên Internet như G Suite, Zoom hay Slack. Người dùng có thể sẽ phải trả phí dịch vụ (thường là theo tháng hoặc năm) để có thể truy cập và sử dụng phần mềm.
 
10. Platform as a Service (PaaS)
 
PaaS cũng là một mô hình của điện toán đám mây, là cơ sở hạ tầng cần thiết để chạy các ứng dụng máy tính. Các doanh nghiệp thường mua PaaS sau đó tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng cụ thểđể tiết kiệm thời gian phát triển và duy trì hệ thống. PaaS sẽ cho phép các công ty có thể thuê ngoài mọi thứ, từ hệ điều hành cho tới máy chủ và lưu trữ dữ liệu.
 

Biết cách tạo CV xin việc ngành công nghệ thông tin sẽ giúp bạn gia tăng cơ hội việc làm
 
11. A/B Testing
 
Đây là phương pháp thường được sử dụng để đánh giá trải nghiệm người dùng của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Một nhóm người dùng sẽ được cung cấp ngẫu nhiên một trong hai phiên bản của cùng một sản phẩm (phiên bản A hoặc B), trải nghiệm và đưa ra nhận xét phiên bản nào hoạt động tốt hơn. Từ kết quả có được, đội ngũ phát triển sản phẩm sẽ có thể tiếp tục chỉnh sửa, cải tiến để mang đến chất lượng tốt hơn.
 
12. Application Programming Interface (API) - Giao diện lập trình ứng dụng
 
API là đoạn mã được viết sẵn để các kỹ sư lập trình có thể sử dụng trong quá trình phát triển ứng dụng của riêng họ. Bạn có thể coi đây là các khối hợp nhất để giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ như khi bạn đăng nhập vào một ứng dụng bằng tài khoản Facebook hay Google thì nghĩa là ứng dụng này đang sử dụng API của 2 nền tảng trên để xác thực người dùng.
 
Trên đây là top 12 keyword quan trọng nhất trong CV xin việc ngành công nghệ thông tin giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng. Đưa được những từ khóa quan trọng, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng vào CV điều cực kỳ cần thiết để nâng cao cơ hội trúng tuyển bởi đôi khi, bạn sẽ không cần phải trình bày quá dài dòng, chỉ một vài từ khóa chính cũng có thể cho thấy bạn là ai, năng lực của bạn như thế nào?

 

Số lượt đọc: 103 -